Quan hệ công chúng Color Group

PUBLIC LÀ GÌ?

Tất cả mọi người xung quanh bạn, ít nhiều có những mối liên hệ nào đó với bạn. Họ tiếp nhận những thông tin và có sự nhìn nhận của riêng họ về bạn. Hay những người, nhóm người có
mối liên hệ lợi ích qua lại (Trực tiếp hoặc gián tiếp) với một tổ chức, thể hiện sự quan tâm hoặc tác động tới khả năng đạt được mục tiêu của một tổ chức
Ngoài hai nhóm công chúng chính là nhân viên và khách hàng, mỗi một tổ chức còn có những nhóm công chúng riêng biệt.
Công chúng: được chia ra làm 2 loại:
– Công chúng nói chung: là một hoặc nhiều người sinh sống trong xã hội, quốc gia
– Công chúng của PR là các nhóm người, trong và ngoài tổ chức có quan tâm hoặc khả năng tác động tới tổ chức
Có 10 nhóm công chúng cơ bản
shared by marketer.vn và mienphi.vn

Vị trí của PR

Mục tiêu của PR là tạo ra sự hiểu biết và dnah tiếng giữa tổ chức với công chứng. Thất bại trong việc tổ chức những kênh thông tin hiệu quả với công chứng sẽ đem lại những hậu quả không mong muốn cho tổ chức đó. PR kém sẽ mang lại sự thờ ơ và hiểu nhầm của công chúng.
Sự tồn tại của PR không thể chối cãi ở tất cả các tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận. Nó ăn sâu vào mọi khía cạnh của tổ chức đó.
shared by marketer.vn và mienphi.vn

Vai trò của PR

–PR quảng bá sự hiểu biết về tổ chức và các hoạt động của tổ chức đó, kể cả sản phẩm và dịch vụ cho nội bộ cơ quan lẫn công chúng, đưa ra các thông điệp rõ ràng nhanh chsong nhằm thay đổi tình thế bất lợi.

–PR có khả năng thu hút và giữ chân những người có tài làm việc cho mình qua quan hệ nội bộ tốt.
–PR tạo cảm nhận trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng thông qua các họat động thể thao, từ thiện, gây quỹ.
–PR xây dựng và duy trì thương hiệu cho các tổ chức, doanh nghiệp.

shared by marketer.vn và mienphi.vn

Tại một số tổ chức, 2 công việc chính người làm PR thường đảm nhiệm là “technician”: làm công tác xuất bản như viết thông cáo báo chí và các ấn phẩm; và “problem-solver/manager” : giám đốc truyền thông

Vai trò của người làm PR được thể hiện ở bốn phương diện : quản lý, tiến hành hoạt động, tư duy và giáo dục. Trong đó vai trò tư duy của người làm PR là cần phân tích những giá trị thay đổi trong xã hội để tổ chức thích ứng với các chuẩn mực và giá trị trách nhiệm xã hội, nhằm mục đích tác động đến đối tác gây ảnh hưởng.

Link:

Protected Area

This content is password-protected. Please verify with a password to unlock the content.